Kiếp luân hồi là gì ? tại sao lại gọi là bánh xe luân hồi Ý nghĩa của kiếp luân hồi về sự sống và khi chết đi

 

Thế nào gọi là kiếp luân hồi ? luân hồi truyền kiếp về kiếp người dưới góc nhìn về tâm linh
Thế nào gọi là kiếp luân hồi ? luân hồi truyền kiếp về kiếp người dưới góc nhìn về tâm linh

 

Thế nào gọi là kiếp luân hồi ? luân hồi truyền kiếp về kiếp người dưới góc nhìn về tâm linh

 

Kiếp luân hồi là sự sông chết giữa bánh xe luân hồi,dòng luân quả cứ trôi theo một dòng suối cứ chảy liên tục.Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.

 

Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước.Chu kỳ sinh tử của từng sát na: diễn ra trong thời gian rất nhanh, như 1 tia chớp.

 

Khái niệm này chỉ có thể hiểu rõ hơn khi luận bàn về thiền định.Chu kỳ sinh tử của một đời sống: chia làm 4 giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử. Chu kỳ này cũng là trọng tâm để nghiên cứu về luân hồi trong đại chúng.

 

Như vậy bánh xe luân hồi sẽ chạy mãi không ngừng như  dòng nước chảy siết và chúng sinh ra để hưởng những cái tốt của chúng sinh.và không có chuyện con người chúng ta sẽ trở thành thần thánh hay cầm thú mà chính do ý miệng mang tính thiện hay là ác và tất thãy cuộc sống chúng ta tốt hay xấu thì tuỳ thuộc vào cách sống của mỗi con người.

 

Không có nghiệp thì không tái sinh ví như trường hợp của các vị A la hán và Phật. Đức Phật và A la hán là các bậc giải thoát: Không có những hành động vì “ta”, không tạo nhân sống chết cho nên không còn sống chết. Giải thoát ra khỏi luân hồi là đều rất khó. Cho nên đối với chúng sinh chưa đủ sức giải thoát,

 

Đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu dưỡng để khỏi sa đọa sinh vào những cảnh giới xấu, khổ như súc sinh, ngạ quỷ và loài cực khổ và để sanh vào thế giới an lành như cảnh giới các trời hay ít nhất là để được sanh lại trong thế giới loài người, những nơi mà điều kiện sinh sống tương đối an vui và có thể giúp họ tiếp tục tiến bộ trên đường giác ngộ.

 

Sáu cõi luân hồi là một mô tả về sự tồn tại có điều kiện dẫn đến nơi mà chúng sinh được tái sinh. Đôi khi chúng được biết đến như những cảnh giới “thực”, nhưng ngày nay, 6 cõi thường được xem như một “phương tiện” giảng dạy thông qua các câu chuyện ngụ ngôn.

 

Sáu cõi luân hồi này thuộc Dục giới, được gọi là Kamadhatu. Trong vũ trụ Phật giáo cổ đại, Tam giới bao gồm 3 giới như: Vô sắc giới (Arupyadhatu), thế giới vô tướng; Sắc giới (Rupadhatu), thế giới của hình thức; và Dục giới (Kamadhatu), thế giới của ham muốn. Ngoài ra, trong Tam giới còn phân chia ra thành 31 cõi khác nhau.

 

Trong truyền thống Phật giáo, cõi trời là nơi những người tích lũy nhiều phước báu từ nhiều kiếp được tái sinh. Họ sống trong sự giàu có, hạnh phúc với cuộc sống lâu dài. Tuy nhiên, những người ở cõi trời cũng già đi và chết.

 

 1 Cõi A-Tu-La:Những người luôn mong muốn vượt trội hơn người khác, không có sự kiên nhẫn, công bằng đối với những người thấp kém hơn, họ thích được sùng bái như các vị thần. Nhưng phúc đức kém hơn người cõi trời nên dẫn đến thù hận và ganh ghét, điều này đã khiến họ tái sinh trong cảnh giới A-tu-la.

 

  2 Cõi Ngạ Quỷ:Ngạ quỷ hay những con ma đói được mô tả như những sinh vật có bụng to, trống rỗng nhưng họ có miệng và cổ nhỏ đến mức không thể nuốt được.Ngạ quỷ tượng trưng cho những người luôn khao khát tìm kiếm cái gì đó bên ngoài để thỏa mãn sự thèm muốn bên trong.

 

Những người tham lam vô độ, thèm khát, vơ vét mọi thứ về cho mình nhưng không bao giờ cảm thấy thỏa mãn sẽ tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ.

 

Cõi Địa Ngục :Như tên gọi, địa ngục là nơi khủng khiếp nhất trong sáu cảnh giới tái sinh. Cũng giống như nhiều tôn giáo khác, đó là nơi mà những người tàn ác bị đày xuống để trải nghiệm sự đau khổ mà họ đã gây ra.

 

Những người nhận thức được cái nào tốt, cái nào xấu nhưng lại không tin vào nhân quả, làm vô số việc ác chỉ để thỏa mãn bản thân mình…sẽ bị nghiệp lực dẫn dắt tái sinh vào địa ngục. Khác với một số tôn giáo khác, theo Phật giáo thì những người bị đày xuống địa ngục vẫn có thể tái sinh vào các cảnh giới cao hơn khi đã trả hết nghiệp

 

Cõi Người :Cõi người là cõi lý tưởng mà từ đó chúng sinh có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi. Cảnh giới này được xem là có nhiều điều thuận lợi để tu tập giải thoát, từ việc có ý thức cho đến các thử thách và lợi lạc trong cuộc sống giúp con người nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực và nỗ lực hết mình để đạt giác ngộ……………chúc mọi người vui vẻ.